Ngày nay, lò hơi hiện đại không chỉ mang lại hiệu suất cao mà còn góp phần giảm chi phí vận hành, nhờ khả năng đốt đa nhiên liệu, kể cả phế thải. Vậy, những nguồn nguyên liệu đốt lò hơi nào đang được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng? Cùng GreenBoiler tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Nguyên liệu đốt lò hơi là các loại nhiên liệu được sử dụng để sinh nhiệt, làm sôi nước trong lò hơi và tạo ra hơi nước phục vụ cho sản xuất. Hiện nay, các loại nhiên liệu đốt được phân thành bốn nhóm chính gồm: nhiên liệu hóa thạch, sinh khối (Biomass), nhiên liệu từ rác thải và các nguồn năng lượng tái tạo khác như khí sinh học.
Nguyên liệu đốt lò hơi đa dạng
Trong số đó, Biomass đang nổi lên là nguồn năng lượng được ưu tiên hàng đầu. Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam đang tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Trước bối cảnh này, khai thác tiềm năng của năng lượng sinh khối không chỉ giúp giải quyết bài toán năng lượng mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
GreenBoiler sẽ giới thiệu đến bạn các loại nhiên liệu đốt lò hơi được ưa chuộng nhất trên thị trường. Hãy cùng khám phá những lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp của bạn ngay sau đây!
Dầu FO (Fuel Oil) là loại nhiên liệu thu được từ quá trình chưng cất dầu thô, bao gồm các thành phần như parafin và asphalt, ở điều kiện áp suất khí quyển hoặc trong chân không. Về sau, các nhà nghiên cứu đã ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của Nhật, cho ra đời phiên bản dầu FO nâng cấp hơn là FO-R. Dầu FO-R được tái chế từ các loại phế thải như vỏ xe và nhựa plastic, giúp nâng cao hiệu quả đốt hơn nữa.
Dầu FO được sử dụng cho lò hơi đốt dầu
Dầu FO-R thường được sử dụng làm nguyên liệu đốt lò hơi cho các ngành như sản xuất kính, đốt rác thải, asphalt, nung gốm sứ, sản xuất kim loại,... Việc chuyển từ dầu FO sang FO-R không yêu cầu thay đổi thiết bị, chỉ cần điều chỉnh một vài thông số trên đầu đốt để phù hợp với loại dầu mới. Xu hướng sử dụng dầu Mazut FO-R thay thế cho dầu FO thông thường mang lại các ưu điểm sau:
Viên nén mùn cưa đang trở thành nguồn nguyên liệu đốt lò hơi được quan tâm đặc biệt trong thời gian gần đây. Sản phẩm này được chế biến từ các phế phẩm như mùn cưa, dăm bào,... thông qua quy trình ép nén hiện đại. Viên nén mùn cưa có năng lượng sinh ra cao lên đến 4600 kcal/kg, lượng tro tàn < 1%. Bên cạnh đó, viên nén mùn cưa có giá thành rẻ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất.
Viên nén mùn cưa được chế biến từ các phế phẩm gỗ
Ngoài thị trường trong nước, viên nén mùn cưa Việt Nam còn được xuất khẩu rộng rãi, đặc biệt sang Nhật Bản và Hàn Quốc – hai thị trường lớn với nhu cầu tiêu thụ ổn định. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, khoảng 5% tổng lượng viên nén được sử dụng nội địa, chủ yếu trong các lò hơi công nghiệp của các ngành như dệt may, sấy gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn gia súc,...
Vỏ hạt điều là nguyên liệu đốt lò hơi được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng dễ cháy và cung cấp nhiệt lượng cao. Đây là lựa chọn phổ biến của các nhà máy và xí nghiệp trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu chi phí nhiên liệu. Tuy nhiên, quá trình đốt các loại nguyên liệu này sinh ra khí thải chứa nhiều chất độc hại. Vì vậy, các hệ thống lò hơi sử dụng vỏ hạt điều phải được trang bị công nghệ xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn.
Vỏ điều là nguồn nguyên liệu giá rẻ, nguồn cung lớn
Lò hơi đốt vỏ hạt điều thường được thiết kế với buồng đốt rộng rãi và chiều cao phù hợp, cho phép đốt hiệu quả các nguyên liệu có nhiệt trị thấp như vỏ hạt điều. Ngoài ra, lò hơi được thiết kế với đường gió nóng kiểu zic zắc, giúp tăng diện tích tiếp xúc nhiệt, đảm bảo quá trình đốt cháy triệt để.
Vải vụn là loại phế phẩm phổ biến từ các khu công nghiệp dệt may tại Việt Nam, đang được tận dụng làm nguyên liệu đốt lò hơi. Việc sử dụng vải vụn còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí xử lý rác thải. Vải vụn có khả năng cháy tốt, cung cấp nhiệt lượng cao và dễ bắt lửa, nhờ đó tối ưu hóa hiệu suất đốt cháy trong lò hơi.
Tận dụng vải vụn công nghiệp làm nhiên liệu đốt
Hơn nữa, các loại lò hơi đốt vải vụn vận hành vô cùng linh hoạt và dễ dàng vệ sinh sau mỗi chu kỳ hoạt động. Lò hơi sử dụng vải vụn được trang bị hệ thống cấp khí tự động, cho phép điều chỉnh lượng khí cấp, phù hợp cho cả một số loại nhiên liệu khác thông qua công nghệ biến tần, giúp tối ưu hiệu suất.
Lò hơi sử dụng than đá làm nhiên liệu chủ yếu để đun sôi nước, tạo hơi phục vụ các quy trình như gia nhiệt, sấy khô, nấu chín, cô đặc hay thanh trùng. Cacbon trong than đóng vai trò chính, cung cấp nhiệt trị cao (34,150 kJ/kg). Tuy nhiên, lưu huỳnh trong than có thể tạo ra khí SO2 hoặc SO3 khi đốt, gây ra tình trạng ăn mòn thiết bị và ô nhiễm môi trường.
Than đá là nguồn nguyên liệu hóa thành được sử dụng rộng rãi
Trong số các loại than hiện nay, than Indonesia nổi bật với chất lượng vượt trội, hàm lượng tro và lưu huỳnh cũng thấp hơn các loại than khác. Điều này khiến than Indonesia trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp:
Mặc dù các nhiên liệu như gas và dầu FO sở hữu nhiệt lượng cao gấp ba lần củi, nhưng chi phí của chúng lại đắt hơn từ 15 đến 20 lần. Việc sử dụng củi làm nhiên liệu thay thế giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí vận hành, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng khan hiếm và có giá biến động mạnh.
Củi là nguyên liệu lý tưởng cho các ngành công nghiệp quy mô lớn
Ngày nay, một số nhà máy đã sản xuất củi công nghiệp nhằm cung cấp cho thị trường, với đặc điểm nổi bật là kích thước đồng đều, giúp tối ưu hóa quá trình đốt cháy. Củi còn có lợi thế nhờ hàm lượng lưu huỳnh cực thấp, chỉ khoảng 0,02%, góp phần giảm đáng kể lượng khí thải độc hại.
>>>Nguyên liệu đốt lò hơi liên quan: Sinh khối, biomass là gì? Nhiên liệu sinh khối trong lò hơi
Trấu được sử dụng làm nguyên liệu đốt lò hơi bởi dễ dàng thu mua và có hiệu suất cháy cao. Hệ thống lò hơi đốt trấu tận dụng trấu để sinh nhiệt, tiết kiệm chi phí vận hành một cách hiệu quả. Trấu được đưa trực tiếp vào hệ thống cấp liệu và phun vào buồng đốt, đảm bảo quá trình cháy diễn ra liên tục và ổn định.
Trấu dễ bén lửa, cháy lâu hơn nhiên các nhiên liệu khác
Sau khi đốt, tro trấu chứa hơn 80% oxit silic, một hợp chất quan trọng trong sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, và thậm chí thời trang. Việc nghiên cứu và tận dụng tối đa oxit silic từ vỏ trấu đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Ngoài ra, phần tro còn lại thường được sử dụng để cải tạo đất, mang lại giá trị kép cho cả ngành sản xuất và nông nghiệp.
Dầu diesel hay còn được gọi là DO, là loại nhiên liệu lỏng được tinh chế từ dầu mỏ. Nó có đặc tính chưng cất nằm giữa dầu hỏa và dầu bôi trơn công nghiệp. So với xăng và dầu lửa, dầu diesel có trọng lượng nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi dao động từ 175°C đến 370°C.
Dầu diesel có mức giá hợp lý, dễ lưu trữ
Ưu điểm của dầu diesel là lượng khí thải phát sinh trong quá trình đốt thấp hơn đáng kể so với than đá, góp phần giảm tác động xấu đến môi trường. Ngoài ra, việc lưu trữ dầu diesel cũng không đòi hỏi diện tích lớn như khi lưu trữ nhiên liệu rắn như than, giúp tiết kiệm không gian sản xuất.
Top 8 nguyên liệu đốt lò hơi phổ biến trên thị trường đã được giới thiệu chi tiết qua bài viết trên. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn nhiên liệu nào cho doanh nghiệp của mình, đừng ngần ngại liên hệ với GreenBoiler. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn tận tình để giúp bạn đưa ra lựa chọn tối ưu!
>>>Xem thêm các bài viết liên quan: